Chiều 30 tết - 15 h rồi. Những cành mai đã héo úa. Người bán vẫn còn hy vọng. Mà vẫn còn người mua kia mà
Wednesday, February 6, 2008
CHIỀU 30 TẾT - CẦN THƠ
Sunday, February 3, 2008
MỘT VÒNG CHỢ XUÂN CẦN THƠ
TẢN MẠN NGOÀI QUÁN CUỐI NĂM
Bên ngoài quán, không biết người ta đi đâu mà dữ vậy. Sao giờ này mà không chịu về nhà. Cứ đổ xô ra ngoài đường như thể lúc nào ở trong thành phố này cũng có lễ hội. Một lần ở Malaysia, ở trên một khách sạn cao tầng buổi sáng thấy rõ ràng những dòng xe “chảy vào” thành phố; tới hơn 8 giờ là hết. Buổi chiều, tan tầm, những dòng xe chảy ngược ra tới gần 7 giờ là vắng lặng. Sao ở Sài Gòn mình lúc nào ngoài đường cũng đông, 9 -10 giờ mới là lúc đông nhất. Người ta đi đâu vậy? người ta không đi làm à? Câu hỏi này một người bạn nước ngoài thắc mắc. Nhột quá không biết nói sao cho vẹn toàn, bèn nói rằng ở các nơi “tiền” nằm trong văn phòng, siêu thị… còn Việt Nam “tiền” ở ngoài đường. Do vậy, người Việt mới đổ xô ra đường kiếm tiền. Thiệt chứ, người ta mua bán ở ngoài đường. Lề đường là phương tiện trung gian. Cửa hàng là những căn nhà mặt tiền. Người ta ra đây bán, người ta tới đây mua và phải đi ra đường mới tới được. Các công ty thì chỉ có bộ phận hành chính, kế toán… mới ở văn phòng còn muốn bán buôn gì thì cũng ra đường mới tới khác hàng được vì khách hàng cũng ở “ngoài đường”. Ai cũng nhao nhao: quán mình nhậu cũng ở ngoài đường nè.! Đâu có xứ nào ra ngồi ngoài lề đường nhậu như mình.
Hội nhập rồi thì phải giống người ta chứ. Ít nhất là cũng giống hàng xóm. Chứ gì mà hễ đụng chuyện là có người so sánh: ở bển nó như vậy….còn mình thì như vầy. Từ hồi vô WTO tới giờ, cái cụm từ so sánh kiểu này nghe hơi nhiều. Chắc là vì có ra “đường lớn” nhiều mới thấy người ta như thế nào mà so sánh chứ. Chỉ mong từ từ rồi nó cũng hết.
Ai cũng thấy rằng từ khi có cái vụ hội nhập, cuộc sống như hối hả hơn. Chính phủ cũng vậy,.mà người dân cũng vậy. Mọi thứ đều phải được bắt kịp và mọi người đều sợ “cái không giống ai”. Tỷ như cái vụ đội nón bảo hiểm, sở dĩ làm tốt là vì mọi người sợ không giống ai. Mai mốt chỉ cho nhậu trong nhà, nhậu ngoài đường không giống ai. Là hết liền hà
Ai cũng thấy rằng từ khi có cái vụ hội nhập, cuộc sống như hối hả hơn. Chính phủ cũng vậy,.mà người dân cũng vậy. Mọi thứ đều phải được bắt kịp và mọi người đều sợ “cái không giống ai”. Tỷ như cái vụ đội nón bảo hiểm, sở dĩ làm tốt là vì mọi người sợ không giống ai. Mai mốt chỉ cho nhậu trong nhà, nhậu ngoài đường không giống ai. Là hết liền hà
***************************************
Giáng Sinh, rồi kéo theo Tết Dương lịch. Những ngày cuối năm này thành phố như ở một xứ khác, cây thông tràn ngập, tuyết phủ khắp nơi, ông già Noel chạy honda ngời ngời còn hơn cưỡi tuần lộc. Mấy ông bình luận là năm nay đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi của mình đâu có khác gì Orchard Road của Singapore đâu. Không khí cũng hội nhập ghê, khác gì các nước phương Tây, mặc dù dân mình ăn Tết Nguyên đán. Một ông buộc miệng nói: không biết sao này có cái ngày mà mình chỉ ăn Tết tây mà bỏ Tết Nguyên đán không, cho nó giống người ta? Đang vui mà ổng làm cho chùng xuống. Bàn tiệc chiều cuối năm giữa những người bạn giống như cùng đi xem tivi. Lúc tường thuật bóng đá thì cùng la hét. Lúc nghe nhạc, bình thơ thì lặng im. Không có nhạc trưởng nhưng nhịp nhàng lắm. Những chuyện của năm rồi móc ra hết, không theo thứ tự thời gian nào. Nhớ gì nói nấy. Có những chuyện bức xúc, ai cũng quơ tay quơ chân sợ không được góp tiếng. Có những chuyện kể ra mọi người lặng lẽ nuốt ực ly bia như nuốt xuống cái gì đó.
Mọi người thi nhau kể chuyện ăn tết hồi xưa. Tết đến người ta gói bánh tét, Tết đến người ta quết bánh phồng, tráng bánh… Không biết Tết này bà già ở dưới quê có gói bánh không, có làm dưa kiệu không…Tự nhiên không nói ra nhưng ai cũng sợ sẽ mất một cái gì đó. Cái được thì trước mắt còn cái mất thì vô hình nhưng dường như quý giá lắm. Nhưng chỉ sợ vậy thôi. Mọi người chợt cầm ly lên la to: Vô. Rồi nuốt cái ực.
CÁI BÁNH ÍT NGÀY XƯA
Bánh ít hay bánh ích? Hồi nhỏ tôi đã thắc mắc như vậy. Nhưng lúc ấy bà tôi nội đưa cho cái bánh "ít", rồi gõ đầu bảo bánh này mà ít sao? Do phát âm nên người dân miền tây không phân biệt được là ích hay là ít. Mà có quan trọng gì đâu cơ chứ. Miễn sao có cái để mà thưởng Xuân, ăn Tết. Ít nhưng mà không ít.
Ngày xưa, chúng tôi mong Tết dữ lắm. Đầu tháng 12 âm lịch đã nôn nao rồi. Lúc đó thường là 28-29 tết. Thường khi ấy gió chướng về thổi phần phật, mấy cây mai chỉ toàn nụ xanh, ngã qua ngã lại. Không khí có cái gì đó khan khác, vui lắm, không giống ngày thường. Bọn trẻ chúng tôi càng nôn nao tợn. Khi bà nội tôi bảo rửa lá chuối gói bánh ít thì Tết đã đến gần. Những tàu lá chuối chọn cho lành nguyên, rọc ra và xé thành những miếng khoảng 30 cm vuông. Lá đem rửa cho sạch rồi, cắt tròn góc rồi phơi một tí nắng cho mềm lá. Mẹ tôi thì nấu đậu xanh cho nhừ rồi nêm nếm để nguội. Vắt đậu thành những viên nhân. Dừa rám-tức không quá già-đem nạo rồi xào với đường. Loại đường thẻ mà ngày nay ít khi thấy có bán trên thị trường. Dừa xào xong cũng vắt thành nhân. Công đoạn của bà tôi làm là chuẩn bị bột. Bột nếp xay ra từ mấy ngày trứơc, sau đó cho bột nuớc vào trong cái bao "bồng bột". Loại bao làm bằng vải dầy chỉ cho nuớc rĩ ra chứ bột thì còn lại. Sau một ngày đêm cục bột còn lại trong bao phân làm hai, nửa đem xắt phơi khô. Còn phân nửa để trắng như vậy để gói bánh dừa ngọt. Còn bột khô thì nhào nặn với đường nung chảy làm thành thứ bột ngà ngà như mật, thơm lừng mùi đường thẻ. Bột này ngọt dùng để gói nhân đậu xanh.
Tôi chỉ được sai vặt. Lúc thì rửa lá lúc thì nạo dừa, chụm lửa chứ chưa khi nào được mó tay vào việc gói bánh. Vì công việc này đòi hỏi phải có nghề. Nếu không, khi chín, bánh sẽ không đứng thẳng mà bò dài ra. Mẻ bánh hấp được chín đầu tiên bao giờ cũng là để xem bột có khô không, có nhiều nước không. Chúng tôi hay giành nhau mấy chiếc bánh đầu tiên này, nên khi bắt đầu gói bánh thì tích cực ngồi gần giúp bà, giúp mẹ; lúc thì chụm lửa, lúc thì lấy cái này cái kia. Chúng rất ngon vì cái bánh ít đầu tiên mình được nếm trước mọi người nên thích lắm. Ôi cái mùi thơm của đường, cái vị béo của dừa, của đậu. Tất cả kết tinh thành một phần cái mà ta gọi là quê hương
Mấy ngày Tết trôi qua, rỗ bánh to đùng vơi dần. Bà tôi nói không nhờ bánh ít thì làm sao cho lũ trẻ chúng tôi có quà bánh ăn cho đủ trong mấy ngày xuân. Bây giờ, bà già rồi không còn đủ sức ngồi gói, mẹ tôi cũng vậy. Nhưng Tết cũng có bánh ít mà là bánh mua từ chợ về, đặt người gói để ăn Tết. Các con tôi cũng có bánh ít ăn Tết. Nhưng chúng đâu có biết được cái háo hức ngày xưa mà tôi từng tận hưởng mỗi khi cả nhà chuẩn bị gói bánh. Nó không chỉ là nổi nôn nao trẻ con mà còn là sự trào dâng của không khí Tết, của mái ấm gia đình, của quê hương. Sự bận rộn, bôn ba của cuộc sống làm ta mất đi quá nhiều những ký ức đẹp đẽ ngày xưa.
Ngày xưa, chúng tôi mong Tết dữ lắm. Đầu tháng 12 âm lịch đã nôn nao rồi. Lúc đó thường là 28-29 tết. Thường khi ấy gió chướng về thổi phần phật, mấy cây mai chỉ toàn nụ xanh, ngã qua ngã lại. Không khí có cái gì đó khan khác, vui lắm, không giống ngày thường. Bọn trẻ chúng tôi càng nôn nao tợn. Khi bà nội tôi bảo rửa lá chuối gói bánh ít thì Tết đã đến gần. Những tàu lá chuối chọn cho lành nguyên, rọc ra và xé thành những miếng khoảng 30 cm vuông. Lá đem rửa cho sạch rồi, cắt tròn góc rồi phơi một tí nắng cho mềm lá. Mẹ tôi thì nấu đậu xanh cho nhừ rồi nêm nếm để nguội. Vắt đậu thành những viên nhân. Dừa rám-tức không quá già-đem nạo rồi xào với đường. Loại đường thẻ mà ngày nay ít khi thấy có bán trên thị trường. Dừa xào xong cũng vắt thành nhân. Công đoạn của bà tôi làm là chuẩn bị bột. Bột nếp xay ra từ mấy ngày trứơc, sau đó cho bột nuớc vào trong cái bao "bồng bột". Loại bao làm bằng vải dầy chỉ cho nuớc rĩ ra chứ bột thì còn lại. Sau một ngày đêm cục bột còn lại trong bao phân làm hai, nửa đem xắt phơi khô. Còn phân nửa để trắng như vậy để gói bánh dừa ngọt. Còn bột khô thì nhào nặn với đường nung chảy làm thành thứ bột ngà ngà như mật, thơm lừng mùi đường thẻ. Bột này ngọt dùng để gói nhân đậu xanh.
Tôi chỉ được sai vặt. Lúc thì rửa lá lúc thì nạo dừa, chụm lửa chứ chưa khi nào được mó tay vào việc gói bánh. Vì công việc này đòi hỏi phải có nghề. Nếu không, khi chín, bánh sẽ không đứng thẳng mà bò dài ra. Mẻ bánh hấp được chín đầu tiên bao giờ cũng là để xem bột có khô không, có nhiều nước không. Chúng tôi hay giành nhau mấy chiếc bánh đầu tiên này, nên khi bắt đầu gói bánh thì tích cực ngồi gần giúp bà, giúp mẹ; lúc thì chụm lửa, lúc thì lấy cái này cái kia. Chúng rất ngon vì cái bánh ít đầu tiên mình được nếm trước mọi người nên thích lắm. Ôi cái mùi thơm của đường, cái vị béo của dừa, của đậu. Tất cả kết tinh thành một phần cái mà ta gọi là quê hương
Mấy ngày Tết trôi qua, rỗ bánh to đùng vơi dần. Bà tôi nói không nhờ bánh ít thì làm sao cho lũ trẻ chúng tôi có quà bánh ăn cho đủ trong mấy ngày xuân. Bây giờ, bà già rồi không còn đủ sức ngồi gói, mẹ tôi cũng vậy. Nhưng Tết cũng có bánh ít mà là bánh mua từ chợ về, đặt người gói để ăn Tết. Các con tôi cũng có bánh ít ăn Tết. Nhưng chúng đâu có biết được cái háo hức ngày xưa mà tôi từng tận hưởng mỗi khi cả nhà chuẩn bị gói bánh. Nó không chỉ là nổi nôn nao trẻ con mà còn là sự trào dâng của không khí Tết, của mái ấm gia đình, của quê hương. Sự bận rộn, bôn ba của cuộc sống làm ta mất đi quá nhiều những ký ức đẹp đẽ ngày xưa.
QUẾT BÁNH PHỒNG ĂN TẾT
Giữa cái nắng hanh khô và gió phần phật của mùa giáp Tết, tiếng rao của bà bán bánh vang lên xé toạc cái yên ắng đến nao lòng. “Phồng đê..ê” . Mấy chữ “bánh phồng đây” nói còn chưa trọn tiếng mà mọi người trong con hẻm ai cũng biết đó là gì rồi.
Cái xề đầy ắp những cái bánh phồng đã nướng sẵn, đựng trong một cái túi nylon to đùng. Cái xề nằm lắc lư trên chiếc nón lá như che mát thêm cho người bán giữa buổi trưa oi ả. Không một lời đáp lại, tiếng rao nhỏ dần rồi mất hẳn ở đầu hẻm.
Tiếng rao đi rồi nhưng hình ảnh cái bánh phồng ngày xưa ập đến với đầy nhóc những ký ức. Thời đó cái ăn còn khó. Thời đó quà rong còn là xa xỉ, những miếng ngon, những thứ cầu kỳ đều để chờ Tết. Đưa ông Táo xong học sinh đều được nghỉ học. Những ngày chờ Tết rất là vui. Vui vì chờ chiếc áo mới mà mùng một mới được mặc, vui vì nồi bánh, nồi thịt sẽ được múc ra khi cúng rước ông bà. Những ngày giáp tết là dịp chúng tôi mang chút quà về quê thăm họ hàng. Là dịp mang từ quê ra những thứ chỉ ở quê mới có, trong đó có bánh phồng.
Những ngày này về quê là chỉ đi hết nhà dì này, cậu nọ. Mọi người đều rãnh rang vì đã gặt hái hết rồi. Chỉ có mỗi một bận bịu là công việc quết bánh phồng. Cả xóm từ sáng sớm đã vang tiếng thùm thụp của chày cối. Cục nếp dẽo cứ bịn rịn níu kéo cái chày khiến cho người giã mím môi hết sức mới kéo nổi chày lên và giáng xuống lần nữa. Sự níu kéo cứ thùm thụp mãi như sự giằng co giữa ký ức và hiện tại, cho đến khi cục nếp đã được giã nhuyễn. Tôi hay đứng nhìn cách mà mọi người làm chí bánh phồng thành một tấm bánh tròn trịa. Những phần nếp nhỏ nằm trên lá chuối xanh, người ta lấy ống tre thoa mỡ lăn tráng thành bánh phồng tròn. Nhà nào cũng quết bánh, nhà nào cũng có bánh. Sân nhà ai cũng có những liếp tre phơi đầy bánh phồng. Vậy mà nhà này đem qua nhà kia tặng cho nhau từng chục bánh phồng nếp như là quá Tết. Trong nhà đầy nhóc bánh phồng nhưng dì Năm luôn miệng hỏi cậu Út mày có đem cho bánh chưa, như là một lễ nghi ngày Tết, thiếu thì không được.
Buổi tối, những ngọn gió bấc mặn chát mùi biển mang theo mùi thơm của nếp từ những đám cháy bập bùng, rãi rác khắp nơi trong xóm. Mọi người hay trãi chiếu ngồi trước hàng ba với một ấm trà ủ trong bình bằng võ dừa và một mớ bánh phồng nướng từ rơm. Kẹp tấm bánh vào giữa hai miếng tre. Phải nhanh tay lật qua lật lại trên lữa bánh mới phồng đều và không bị khét. Độ phồng của bánh là thước đo tay nghề của người làm bánh và chiếc bánh nào nướng xong đâm cây tăm xỉa răng vào mà ngập lút thì đạt.
Giờ thì lâu rồi tôi không thấy cảnh quết bánh phồng, không còn chứng kiến những đêm nướng bánh trên rơm. Nhưng bánh phồng thì vẫn được mang đi bán. Bán cho những người không còn có thời gian với ký ức như tôi, có thể như bạn nữa. Tiếng rao bán bánh phồng đi mất rồi, chỉ còn lại một nổi tiếc nuối vô hạn và một thứ lo lắng: liệu ngày nào đó người ta sẽ không còn làm bánh phồng? Tôi muốn có một chiếc bánh nướng rồi hay chưa nướng cũng được và một mớ rơm. Để tôi đốt lên ngọn lữa gìn giữ ngày xuân xưa.
Subscribe to:
Posts (Atom)